Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Nguồn gốc bài chắn, câu hỏi chưa có lời giải đáp lâu nay

"Đêm chưa ngủ nghe bạch thủ ù chi chì Lèo Tôm". Có thể nói từ khi làm quen và biết đánh chắn. Em ngày càng ít quan tâm đến phỏm các bác ạ. phần vì cước Ù của phỏm nhỏ và không thiên biến vạn hóa bằng chắn Đến nay đã chơi được gần 3000 ván mà vẫn thấy rất hồi hộp, tay run run mỗi khi chờ trì bạch thủ chi :p. Hôm nay tự dưng nổi hứng tò mò tìm xem lịch sử nguồn gốc của chắn như thế nào mà sao trò chơi này lại hấp dẫn vậy thì được thông tin này đây. Đúng là Nam nhi đại trượng phu thì phải biết đánh chắn các bác nhỉ ? :D

Nguồn gốc của bài Chắn là Tổ Tôm, đây là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ “Tụ Tam”, có nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa thường ít chơi. Tuy nhiên, bài Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do cách chơi và luật chơi của Tổ Tôm khá khó và rắc rối nên người xưa thường rất đề cao trò Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử.

>>>warpix.io

Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (Mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912). Trong số các quân bài này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh mang đậm nét của người Nhật. Tuy nhiên giải thích này có vẻ không được đúng lắm vì thực tế người Nhật không hề biết đến Chắn mà chỉ có người Việt chơi. 

Giữa năm 2002, một người Trung Quốc tên Vu Thục Quyên sinh trưởng ở Thiên Tân. Khi cho bà ấy xem bộ bài tổ tôm thì bà ấy nói rằng nhớ mang máng hồi nhỏ đã thấy trong phim ảnh Trung Quốc. Theo bà, có lẽ đây là bộ bài gốc từ miền nam Trung Quốc, thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông… Các trang phục của hình vẽ đó thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất, nhưng chính bà ấy lúc đầu cũng không đọc được các chữ Hán trên bộ bàị Cũng theo bà, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới làm bằng giấy cho tiện.

Bài Tổ Tôm có 120 quân gồm có 3 hàng Vạn, Văn, Sách. Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu “Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng”, bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

Từ thể loại bài Tổ Tôm phức tạp và rắc rối này, bài Chắn ra đời dựa trên sự đơn giản hóa có cải tiến từ bộ bài và luật chơi của Tổ Tôm. Đó chính là nguồn gốc bài Chắn – trò chơi dân gian rất được ưa chuộng này.

Như vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng bộ bài chắn là 1 biến thể của bài tổ tôm. Tổ tôm do người Trung Quốc , Nhật Bản hay do ông cha ta sáng tạo ra thì vẫn còn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên 2 cụ ông đang sát phạt trong hình thì chắc chắn là người Việt Nam các bác nhỉ ? ;))




40948104.jpg ​

Có bác nào có cao kiến gì về nguồn gốc của chắn thì vào chém hộ em cái ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét