Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

CHẮN LÀ GÌ ?

Chắn là một trò chơi bài lá cải tiến và đơn giản hóa từ trò Tổ tôm. Đây là 2 trò chơi dân gian phổ biến của người dân Việt Nam.
Có ba cách chơi chắn là bí tứ (phổ biến nhất), bí tam và bí ngũ.




Bộ bài
Bộ bài tổ tôm gồm 120 quân chia làm 30 loại (mỗi loại 4 quân): nhất vạn, nhất văn, nhất sách, nhị vạn,.. cửu vạn, cửu văn, cửu sách, và ba loại đặc biệt (gọi là yêu) là lão, chi, thang.
Bí tứ
Bí tứ là cách chơi phổ biến hơn bí ngũ và tổ tôm (xét theo số người chơi nói chung. Tuy nhiên các cụ già lại thường chơi tổ tôm hơn) Trong cách chơi này, bộ bài tổ tôm được bỏ đi 20 quân: lão, thang, nhất vạn, nhất văn, nhất sách (Còn lại 100 quân)
Chia bài, chọn nọc, bốc cái
2 đến 4 người chơi ngồi vòng tròn trên chiếu, mỗi người được chia 19 lá bài. Những lá còn lại đặt giữa chiếu gọi là Nọc.
>>> paper io game
Cách chia: 2 người cùng chia (2 người thua ván trước nếu chơi 3 người, hoặc 2 người không chéo cánh với người ù ván trước nếu chơi 4 người). Mỗi người lấy khoảng 1 nửa bộ bài, chia rải đều, úp mặt thành 5 phần (2 người chia làm 10 phần), sẽ thừa từ 0 đến 5 quân. Khi chia xong, lấy 5 phần này bỏ vào 5 phần kia thành 5 phần chung. 5 lá thừa được đưa cho người thắng ván trước để chọn nọc
.
Chọn nọc, bốc cái: Người thắng ván trước bỏ 5 lá thừa vào một phần bài bất kỳ để làm nọc. Rồi rút ngẫu nhiên 1 quân trong nọc, lật ngửa vào một phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại - phần này gọi là bài cái, quân lật ngửa gọi là Cái
Việc bốc cái là để xác định ai được phần bài nào và ai là người đánh đầu tiên trong ván:
Từ quân cái, xác định được một số (chi là 1, nhị là 2, tam là 3,..). Đếm từ người bốc cái là 1, lần lượt theo chiều tay phải, người tiếp theo là 2, tiếp nữa là 3,.. đến số của quân cái là người được phần bài cái và được đánh đầu.
Chẳng hạn, nếu chơi 4 người (A,B,C,D) (B và D chéo cánh), B bốc cái được quân thất vạn. Đếm B là 1, C là 2,..lần lượt sẽ là: BCDABCD, tức đến 7 (thất) sẽ là D. Vậy D được phần bài cái. Những phần bài còn lại sẽ lần lượt được đưa cho từng người: Phần ngay bên phải phần bài cái được đưa cho A - là người ngay bên phải người được bài cái (D), phần tiếp nữa đưa cho B & phần bên trái bài cái đưa cho C (C bên trái D).
Để dễ nhớ: nhị (lục) tiến, tứ (bát) tụt, tam (thất) đối. Nghĩa là, như trong trường hợp trên B bốc được thất "đối" => người "đối" với B (là D) được cái. Tương tự, nếu B bốc được nhị văn chẳng hạn, thì nhị "tiến" => người "tiến" với B (là C) được cái.
Chắn, cạ, ba đầu, què
Chắn: Là 2 quân bài giống hệt nhau. Ví dụ: 2 quân chi chi, hoặc 2 quân nhị văn
Cạ: Là 2 quân bài giống nhau về số, khác chất. Ví dụ: 2 quân [nhị vạn, nhị văn]
Ba đầu: Là 3 quân cùng số, khác chất. Vd: Ba đầu cửu là [cửu vạn, cửu văn, cửu sách]
Què: Khi lên bài (sau khi được chia), thường sẽ phải xếp lại bài cho dễ nhìn: Chọn hết các chắn xếp trước, rồi xếp cạ, ba đầu. Những quân lẻ ra gọi là quân Què, xếp ngoài cùng (Những quân này thường được ăn vào/ đánh đi để thêm chắn/ cạ => để tròn bài => ù)
Đánh bài
Theo vòng tay phải, mỗi người khi đến lượt có thể thực hiện: Đánh, Bốc Nọc, Ăn, Dưới, Chíu, Trả Cửa, Ù
Đánh: Lấy 1 quân trong bài của mình đánh ngửa xuống chiếu bên tay phải.
Chỗ ở giữa 2 người chơi cạnh nhau gọi là Cửa. Cửa bên phải của 1 người gọi là cửa chì của người đó, cửa bên trái gọi là cửa trên, bên phải là cửa dưới. (Vậy cửa trên của 1 người cũng là cửa chì của người bên trái)
Bốc Nọc: Bốc 1 lá trong Nọc đặt ngửa vào cửa chì
Ăn: Nếu quân bài dưới chiếu hợp với 1 quân nào đó trên tay thành Chắn hoặc Cạ thì có thể Ăn: Nhặt quân dưới chiếu đặt ngửa vào lòng, rồi rút quân trên tay đặt ngửa lên trên quân vừa ăn được.
Khi 1 người vừa Bốc, thì người đó được quyền ăn quân vừa bốc đó. Nếu không ăn thì hô "Dưới", khi đó, người bên phải được quyền Ăn. (Nếu người đó cũng không ăn thì họ có thể Bốc để Ăn quân chính họ vừa bốc (hoặc lại có thể Dưới).
Chíu: Là cách ăn đặc biệt: Mình có 3 quân bài giống hệt nhau, dưới chiếu lại có 1 quân nữa cũng giống như vậy thì có thể ăn quân dưới chiếu dù quân đó được bất kỳ ai Bốc, hoặc Đánh.
(Chú ý là, Ăn thì chỉ được ăn quân mình vừa Bốc hoặc quân người cửa trên vừa Dưới, và phải tới lượt mình thì mới được ăn. Nhưng Chíu thì có thể chíu quân do bất kỳ ai bốc hoặc đánh, và chưa cần tới lượt vẫn được chíu)
Trả Cửa: Khi 1 quân được bốc hoặc đánh vào Cửa của ai đó, dù chưa đến lượt mình, mình vẫn có thể Chíu trước khi người khác ăn (Chíu ưu tiên hơn Ăn). Sau đó mình phải Trả Cửa: Đánh 1 quân thế vào chỗ quân mình vừa Chíu để ván chơi được tiếp tục bình thường.
Ù: Mục tiêu của trò chơi là Ù - đó là khi 19 quân của mình (gồm cả những quân Ăn được) hợp với 1 quân vừa bốc từ nọc (bất kỳ ai bốc) thành 10 bộ (Chắn hoặc Cạ), trong đó có ít nhất 6 Chắn (Chíu được tính là 2 chắn)
Chú ý mục chíu ù, bạch thủ chi bên dưới.
Luật đánh bài
Khi chơi, không được vi phạm các luật sau (nếu vi phạm sẽ bị phạt như trong mục tính điểm):
Trái vỉ: Khi ăn cạ, phải lấy quân ăn được dưới chiếu bỏ vào lòng, rồi lấy quân ăn trên tay đặt lên trên quân ăn được. Nếu lại làm ngược lại: Đặt quân ăn được lên trên quân ăn thì là trái vỉ
(A. Ràng buộc với bài trên tay)
1. Ăn treo tranh: Ăn được thành chắn nhưng lại ăn cạ
Vd: Trên tay có cửu vạn, cửu văn, ăn cửu vạn nhưng lại hạ cửu văn xuống chiếu thành cạ [cửu văn, cửu vạn] (đáng nhẽ phải hạ chắn cửu vạn)
2. Chíu được nhưng lại ăn thường
Vd: Có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng nhẽ phải chíu thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống để ăn thường
3. Ăn chọn cạ: Lấy 1 quân trong cạ sẵn có để ăn cạ


Vd: Có cạ [cửu vạn, cửu văn], lấy cửu vạn ăn cửu sách
Chú ý: Trường hợp có 1 cửu vạn và 2, hoặc 4 cửu văn không gọi là "có cạ" cửa vạn, văn (Vì cửu văn nằm trong chắn rồi, cửu vạn là quân lẻ). Khi đó vẫn được lấy cửu vạn ăn cửu sách
4. Ăn cạ chuyển chờ: Lấy 1 quân chờ ù để ăn cạ
Vd: Đã có >= 5 chắn, chỉ què cửu vạn, không có ba đầu. Lấy cửu vạn ăn cửu văn
Chú ý: Nếu đang chờ ù ba đầu cửu, lại lấy cửu vạn ăn cửu văn thì là phạm lỗi treo tranh (hoặc nếu cửu văn là quân bốc từ nọc ra thì là phạm lỗi bỏ ù)
5. Có chắn cấu cạ: Lấy 1 quân trong chắn sẵn có để ăn cạ
Vd: Có chắn cửu vạn, không có cửu văn, lấy cửu vạn ăn cửu văn
(B. Ràng buộc với những quân đã bỏ không ăn)
6. Bỏ chắn ăn chắn: Trước đã bỏ không ăn chắn này, giờ lại đòi ăn
7. Bỏ chắn ăn cạ: Lấy 1 quân - mà trước đó đã bỏ ăn chắn - để ăn cạ
8. Bỏ cạ ăn cạ: Lấy 1 quân - mà trước đó đã bỏ ăn cạ - để ăn cạ.
9. Bỏ chắn đánh chắn: Bỏ không ăn một con sau lại đánh đúng con đó
Vd: Trước đã bỏ không ăn cửu vạn, nếu sau đó lại:
Lấy cửu vạn ăn cửu vạn => lỗi 6
Lấy cửu vạn ăn cửu văn => lỗi 7
Lấy cửu văn ăn cửu sách => lỗi 8
Đánh cửu vạn đi => lỗi 9
(Chú ý: Được lấy cửu văn/ sách để ăn chắn - tức được bỏ cạ ăn chắn)
(C. Ràng buộc với những quân đã đánh)
10. Đánh cạ ăn cạ: Đã đánh cả 1 cạ (2 quân) đi thì không được ăn bất kỳ cạ nào nữa
Vd: Nếu đã đánh cạ [cửu vạn, văn], sau lại ăn cạ [tam văn, tam sách]
11. Xé cạ ăn cạ: Đã đánh 1 quân, sau không được dùng quân hàng đó để ăn cạ
Vd: Đã đánh cửu vạn, sau lại lấy cửu văn ăn cửu sách
12. Đánh 1 quân rồi sau lại ăn đúng quân đó
13. Đánh đôi chắn đi
Vd: Đánh cửu vạn, sau lại đánh tiếp 1 quân cửu vạn nữa
(D. Ràng buộc với những quân đã ăn)
14. Ăn một con rồi sau lại đánh đúng con đó
15. Ăn cạ rồi lại ăn chắn cùng hàng
Vd: Đã lấy cửu văn ăn cửu vạn, sau lại ăn chắn cửu (bất kỳ cửu gì)
16. Đánh cạ khi đẵ ăn cạ
Vd: Đã đánh cả tam văn, tam sách đi (đánh cạ), sau đó lại lấy cửu vạn ăn cửu sách (ăn cạ)
17. Ăn cạ đánh con cùng hàng
Vd: Đã lấy cửu vạn, ăn cửu văn, sau lại đánh cửu sách đi
Cước, Xướng
Cước[
== Khi Ù, nếu bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền. Điểm đặc biệt ấy gọi là Cước, chẳng hạn bài toàn quân đen thì gọi là cước Bạch Định.
Chắn (bí tứ) có những cước sau:
1. Xuông: Bài ù không có gì đặc biệt (không có cước nào) thì gọi là ù xuông. Tùy theo quy định của làng (tập thể những người chơi gọi là làng), có thể cho phép ù xuông hay không (Thậm chí có làng còn quy định chỉ được ù cước từ 4,5,.. điểm trở lên)
2. Thông: Nếu ván trước ù và xướng đúng, hoặc ván trước treo tranh, ván sau cũng ù thì ván sau được hô cước thông (nếu hòa, xướng sai, bỏ ù, ù báo hoặc ù láo thì ván sau không được hô thông)
3. Chì: Nếu ù quân ở cửa chì (do mình bốc, hoặc do người khác chíu rồi trả cửa, rồi mình chíu ù)
4. Thiên ù: Người có cái (được chia 20 quân) tròn bài, ù luôn thì gọi là thiên ù
5. Địa ù: Ù khi chưa qua cửa chì.
Giải thích: + Có thể ù quân bốc nọc đầu tiên, cũng có thể ù khi nọc chưa được bốc phát nào (địa chíu ù)
+ Nếu đã qua lượt mình (qua cửa chì) mới ù thì không phải địa ù. Tuy nhiên có thể lên bài mình chưa chờ ù, nhưng khi chưa đến lượt mình, mình lại chíu được 1 phát rồi chờ ù. Sau đó mình ù khi vẫn chưa qua cửa chì thì vẫn là địa ù
6. Có chíu, 2 chíu,..: Nếu trong ván mình đã chíu 2 phát thì khi ù được hô "2 chíu"
7. Chíu ù: Chíu mà tròn bài, ù luôn thì là chíu ù. Bình thường chỉ được phép ù quân bốc từ nọc lên. Riêng chíu ù thì có thể ù quân người khác đánh/ hoặc trả cửa
Chú ý: Nếu chíu ù luôn thì là chíu ù, không được tính con chíu đó vào để hô "có chíu"
8. Có ăn bòn, 2 bòn,..: Đã có sẵn chắn (cửu vạn chẳng hạn), tách 1 quân ra để ăn chắn, sau lại lấy quân còn lại ăn chắn tiếp (=> ăn được 2 chắn cửu vạn). Cách ăn đó gọi là ăn bòn.
Nếu trong ván mình ăn bòn 2 phát thì hô "2 bòn"
9. Ù bòn: Khi bốc được 1 quân mà mình có thể ăn bòn, nhưng lại tròn bài, ù luôn thì là ù bòn (và không được đếm vào số bòn mình ăn)
10. Thiên khai: Trên tay có 4 quân giống nhau gọi là có thiên khai (Có thể có 0,1,2,3,4, thậm chí 5 thiên khai khi ù.)
11. Bạch thủ: Nếu thiên ù bạch thủ thì là có 6 chắn, 4 cạ
Còn nếu không phải thiên ù thì phải có 5 chắn, 4 cạ, không có ba đầu (què 1 quân), và thêm cả quân ù vào là vừa tròn 6 chắn
12. Bạch thủ chi: Điều kiện như trường hợp Bạch thủ, với quân ù là chi chi
Chú ý: + Nếu là bạch thủ chi mà hô "bạch thủ" thì vẫn là hô sai
+ Ù chi chỉ được phép ù bạch thủ chi (nếu đang có > 5 chắn, lẻ quân chi mà làng bốc lên chi thì cũng không được ù)
13. Thập thành: Bài ù có 10 chắn
14. Bạch định: Bài ù toàn quân đen
(Trong bí tứ có 20 quân đỏ: bát vạn, bát sách, cửu vạn, cửu sách, chi chi. 80 quân còn lại là đen)
15. Tám đỏ: Bài ù có đúng 8 quân đỏ
16. Kính tứ chi: Bài ù có đúng 4 quân chi là đỏ
17. Lèo: Có cả cửu vạn, bát sách, chi chi thì gọi là có lèo. (Có thể có tối đa 4 lèo)
18. Tôm: Có cả tam vạn, tam sách, thất văn thì là có tôm.
19. Hoa rơi cửa phật: Bài của mình dưới chiếu có >=1 quân ngũ vạn (hình ngôi chùa), chì bạch thủ nhị vạn (hình hoa đào)
Giải thích: "Bài của mình dưới chiếu có >=1 quân ngũ vạn" nghĩa là mình đã ăn chắn ngũ vạn, hoặc chíu ngũ vạn
20. Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật: Có sẵn chắn ngũ vạn (nhà lầu), chắn tứ vạn (hình cái xe), chì bạch thủ nhị vạn (hoa đào)
Giải thích: "Có sẵn" nghĩa là không phải do ăn được mà có (chia bài đã có sẵn trên tay chắn ngũ vạn, chắn tứ vạn)
21. Cá lội sân đình: Giống hoa rơi cửa phật, thay nhị vạn bằng bát vạn. Nghĩa là, bài của mình dưới chiếu có >=1 quân ngũ vạn (đình), chì bạch thủ bát vạn (hình con cá)
Chú ý:
22. Ngư ông bắt cá: Trên tay có chi chi (2 chi) và 2 ngũ thuyền, chì bạch thủ bát vạn (hình con cá)
Chú ý:
+ Nếu xướng cước hoa/ hoặc nhà/ cá lại xướng cả chì và/ hoặc bạch thủ thì là xướng sai. Tuy nhiên, nếu xướng chì và/ hoặc bạch thủ mà không xướng hoa/nhà/cá thì vẫn coi là xướng đúng (nhưng tất nhiên không được tính tiền cước hoa/nhà/cá)
+ Có nơi chơi thêm luật: Khi chia bài không có chắn nào thì có thể hạ xuống tính là ù xuông hoặc tiếp tục chơi, nhưng nếu ù được (ăn được 6 chắn và ù) thì được tính bằng tám đỏ lèo hoặc thập thành
Xướng
Khi ù, mình phải đọc tên các Cước mình có. Việc đọc này gọi là Xướng. Nếu xướng thừa (sai) Cước mình không có thì sẽ bị đền tiền, xướng thiếu thì chỉ được ăn phần tiền tương ứng với những cước mình xướng.
Các cước xướng cũng cần theo 1 thứ tự logic:
+ Thông, chì hô trước,
+ Ù "kiểu gì": Thiên ù, địa ù, chíu ù, ù bòn hô tiếp theo. Chỉ hô 1 từ "ù", chẳng hạn nếu vừa địa ù, vùa chíu ù thì hô "địa chíu ù",
+ Ù "có gì": Có tôm, có lèo, có chíu, có thiên khai, có ăn bòn hô sau cùng
Tuy nhiên, thường làng không bắt lỗi hô không đúng thứ tự (khác với trong trò tổ tôm, các cụ bắt hô phải đúng thứ tự, có vần, có điệu!)
Tính điểm, ăn tiền
Điểm, Dịch
Mỗi cước được quy định tương ứng với số Điểm và số Dịch
Khi ù (xướng đúng), dựa vào các cước xướng sẽ tính ra số điểm tổng, nhân tổng này với số tiền cho mỗi điểm sẽ ra số tiền mỗi người thua phải mất cho người ù
Điểm tổng được tính như sau:
+ Nếu chỉ xướng 1 cước thì điểm tổng = Điểm của cước đó
+ Nếu xướng nhiều cước thì điểm tổng = Điểm của cước có điểm lớn nhất + tổng số Dịch của các cước còn lại
Cước
Điểm
Dịch
Ghi chú
Xuông
2
n/a
Thông
3
1
Chì
3
1
Thiên ù
3
1
Địa ù
3
1
Chíu
3
1
Chíu ù
3
1
có nơi chơi 4 điểm, 1 dịch
Bòn
3
1
Ù bòn
3
1
có nơi chơi 4 điểm, 1 dịch
Thiên khai
3
1
Bạch thủ
4
1
Bạch thủ chi
6
3
Thập thành
12
9
tính bằng 8 đỏ 2 lèo
Bạch định
7
4
có nơi chơi 6 điểm, 3 dịch
Tám đỏ
8
5
có nơi: 7 điểm 4 dịch
Kính tứ chi
12
9
tính bằng 8 đỏ 2 lèo
Lèo
5
2
Tôm
4
1
Hoa rơi cửa phật
20
17
= 10 xuông
Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật
30
n/a
= 15 xuông
Cá lội sân đình
20
17
= 10 xuông, như cước hoa
Nếu chơi gà thì điểm tổng được cộng thêm với số gà * số điểm cho mỗi gà (thường là 5 điểm)
Những (tổ hợp) cước sau được tính gà:
"Ù bòn bạch thủ" hoặc "ù bòn bạch thủ chi"
thập thành, (hoặc) kính tứ chi (tính = 8 đỏ 2 lèo)
Bạch định (nếu chơi gà rộng) hoặc "bạch định tôm" (nếu chơi gà hẹp)
Tám đỏ (gà rộng) hoặc "tám đỏ lèo" (hẹp)
Bạch thủ chi (có nơi không chơi cước này có gà)
"Chì bạch thủ" (2 gà, hoặc 1 gà, tùy làng)
"Chì bạch thủ chi" tính gà như "chì bạch thủ" VÀ "bạch thủ chi"
Ăn tiền, báo
Nghỉ ăn tiền
Khi ù, người ù phải hạ bài cho làng kiểm tra.
Nếu làng phát hiện ra người ù đã phạm lỗi một trong những lỗi sau thì người ù không được ăn tiền:
"ăn treo tranh", "trái vỉ", "chíu được nhưng lại ăn thường", "bỏ ù" (trước đó có thể ù 1 quân nào đó nhưng lại không ù, sau mới ù quân khác).
(Các cụ chúng nó có câu: "Treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền")
(Chú ý là những lỗi này, trừ lỗi trái vỉ, cũng như tất cả những lỗi loại A như ở phần Luật đánh bài chỉ bị phát hiện khi làng xem bài).bài ù chinh cửa nhưng không hô chính cửa cũng không được ăn tiền
Ù láo, ù báo
Chưa ù mà đã hô ù thì là ù láo
Ù, nhưng trước đó đã phạm lỗi mà không phải là lỗi nghỉ ăn tiền ở trên thì là ù báo
ù láo hoặc ù báo bị phạt = 8 đỏ 2 lèo. ù bạch thủ mà không hô bị đền làng
Báo
Nếu người chơi phạm một trong các lỗi loại B,C,D ở trên thì làng phát hiện ra ngay. Người đó gọi là bị báo. Khi bị báo, người này không được đánh hay ù nữa (chỉ bốc/ rồi dưới), và chờ đến khi ván kết thúc sẽ phải thay làng trả tiền cho người ù
Hy hữu:
+ người ù lại xướng sai thì (những) người báo không phải trả tiền, nhưng tiền người ù xướng sai chỉ được chia cho những người không báo
+ Có nhiều người báo trong 1 ván: Mỗi người đều mất tiền như là khi chỉ có mình người chơi báo. Người ù ăn cả
Xướng sai, xướng thiếu
Xướng sai (hoặc thừa) sẽ phải đền tiền cho làng: Đền cho mỗi người bằng số tiền tương ứng với cước mình xướng sai.
Xướng thiếu sẽ chỉ được ăn tiền những cước mà mình đã xướng.
Thứ tự xướng[
+ Thông, chì hô trước.
+ Ù "kiểu gì": Thiên ù, địa ù, chíu ù, ù bòn hô tiếp theo. Chỉ hô 1 từ "ù", chẳng hạn nếu vừa địa ù, vùa chíu ù thì hô "địa chíu ù".
+ Ù "có gì": Có tôm, có lèo, có chíu, có thiên khai, có ăn bòn hô sau cùng.
Tuy nhiên, thường làng không bắt lỗi hô không đúng thứ tự (Khác với trong trò tổ tôm, các cụ bắt hô phải đúng thứ tự, có vần, có điệu! (Có) Kinh!).



Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

HƯỚNG DẪN CÁCH CHƠI CHẮN BỊP VÀ CÔNG DỤNG CÁC LOẠI CHẮN MỚI NHẤT MOI NGƯỜI CẦN XEM QUA

Hướng Dẫn Cách Chơi Chắn Bịp Mới Nhất Hiện Nay ☀☀☀ 
 Chào AECC . Shop Cờ Bạc Bịp hân hạnh giới thiệu tới ae CÁCH CHƠI CHẮN BỊP VÀ CÔNG DỤNG của từng loại ☀ ☀
Loại 1 : Chắn Thửa ( Chắn Lỗi )
◇◇◇ Cách chơi & công dụng : Mỗi bộ bài chắn thửa được sản xuất và bán ra ngoài thị trường đều có hình thức giống 100% bộ chắn thường. Sự khác biệt duy nhất là trên lưng của từng cây chắn do chúng tôi sản xuất đều mang kí hiệu riêng (Sẽ hướng dẫn cụ thể sau khi đã mua hàng). Đồng nghĩa với việc đó bạn chắc chắn biết được vị trí của từng cây bài, chờ ù và dành phần thắng cho chính mình. Đơn giản, kín đáo và cự kỳ hiệu quả nhé.
Loại 2 : Chắn Mẫu Tử

>> play paper io game
◇◇◇ Cách chơi & công dụng : Cũng giống như chắn lỗi, loại này cũng được sản xuất có hình thức giống 100% bộ chắn thường mua ngoài quán. Cách chơi chắn mẫu tử như nào ? Đó là khi cầm lọc và rút ( Đảo Bài ) theo hướng dẫn của tôi thì các bạn có thể biết được hầu hết toàn bộ các cây bài dưới lọc là con gì và sẵn sàng chờ ù. Việc này đồng nghĩa là tỷ lệ chiến thắng của bạn sẽ rất cao nhé.
Loại 3 : Chắn Áp tròng ( kết hợp cùng kính áp tròng )
◇◇◇ Cách chơi and công dụng : hình thức sản xuất giống như các loại trên. Công dụng là khi đeo kính áp tròng vào mắt các bạn có thể nhìn thấy hoàn toàn từng cây, từng chất chắn dưới lọc và bài của đối phương. Đánh chắn như đánh bài ngửa và đó chính là độ hiệu quả mang lại từ công dụng của loại bài chắn áp tròng này. ( kính áp tròng nhìn xuyên bài cũng có thể nhìn xuyên cả bài chắn nhé ).
Bán đồ chơi cờ bạc bịp mới nhất, hiệu quả nhất hiện nay
Liên hệ trực tiếp Mr QUANG : 0974.03.2668
TƯ VẤN CHUYÊN NGHIỆP 24/24/365
Đặt hàng trực tiếp tại website : http://thietbicasino.com/
• 1. CẦU RÀO - NGÔ QUYỀN - HẢI PHÒNG
• 2 .GẦN BẾN XE MỸ ĐÌNH - HÀ NỘI
• 3 .BẾN XE MIỀN ĐÔNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Tất cả các đồ Cty bán ra đều bảo hành lâu dài, hư hỏng ,lỗi kỹ thuật có thể sửa chữa,thay thế nhanh chóng. Uy tín làm nên thương hiệu.
Chúc ae may mắn. :)



Mạn đàm một số thủ thuật chơi chắn hiện nay để hiểu hơn về môn Chắn

Chắn không phải là một trò chơi dễ, điều này đúng với cả người mới chơi lẫn người chơi có kinh nghiệm. Đây là một trò chơi dân gian mang đậm tính trí tuệ, đòi hỏi ở người chơi nhiều phẩm chất tốt.
Có rất nhiều tay chơi cảm thấy bị “nhiễu” khi mới bắt đầu tiếp cận với chơi Chắn bởi có quá nhiều quân bài, quá nhiều thông tin hay cách đánh, nhưng sau khi đã hiểu cách chơi, biết được những thủ thuật khi chơi chắn, nắm vững các yếu tố tạo nên chiến thắng trong trò chơi Chắn thì lại bị mê hoặc bởi sự thiên biến vạn hóa trong từng ván bài. Họ chơi chắn chắn hơn, “rắn tay” hơn và dĩ nhiên giành được nhiều chiến thắng.





1. Tâm lý thoải mái nhưng tập trung. 

Bạn phải cực kì thoải mái, tập trung cao độ khi chơi Chắn để từ đó xét bài làng 1 cách toàn diện và khách quan:

Tâm lý rất quan trọng khi chơi bài Chắn nói riêng và khi làm bất cứ việc gì nói chung. Ngoài những kĩ thuật cơ bản cũng như những kĩ xảo quan trọng mà bạn nên có, thì bạn cũng rất cần bình tĩnh, suy nghĩ kĩ mỗi khi đưa ra quyết định nên đánh lá này hay lá kia để có một chiến thuật thật hợp lí, đánh cây nào chắc cây đó. Khi chơi quá lâu, bạn nên đứng dậy đi rửa mặt hay làm động tác thư giãn nào đó để giữ đầu óc thật tỉnh táo, thoải mái và phán đoán tính toán chiến thuật sao cho hợp lí nhất. Tốt nhất, sau khoảng 1 tiếng thì bạn nên nghỉ ngơi một chút, không nên quá ham mà làm ảnh hưởng đến kết quả.
>> paper io online

2. Vốn phải dày.

Trong khi chơi Chắn, đôi khi bạn có những “dây đen” kéo dài liên tục khiến bạn mất nhiều tiền. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị vốn đủ lớn để tự tin và vượt qua được dây đen của mình hoặc dây đỏ của đối thủ. Nguồn vốn vững chãi là một cơ sở quan trọng để bạn giành chiến thắng của mình. Nhưng xin hãy nhớ, nếu bạn “đen” liên tục, bạn phải luôn giữ được sự tập trung và thoải mái nhé.

3. Về mặt chiến thuật và khả năng điều bài

Trước khi chơi Chắn, bạn phải nắm được những kinh nghiệm cơ bản và cả bí quyết của các cao thủ. Hãy bơm đì đùng lúc, đánh bài theo nguyên lý chạm, chờ. Cố gắng điều bài mình về thế chạm chờ hợp lý nhất (ít nhất có 2 cây, 1 cây chạm 1 cây chờ).


4. 3 đấm bằng 1 đá

Nghĩa là trong 2 cây ù xác suất như nhau bạn hãy ưu tiên ù cây nhiều điểm, hoặc cây nhiều điểm xác suất nhỏ hơn 1 chút cũng phải ưu tiên hơn.

Cuối cùng, một yếu tố nữa mà các bạn cần chính là may mắn. Chúc các bạn may mắn nhé!

TB: Cái này nói nhỏ các bác nhớ, ai hỏi đừng kêu iem nói nhé =))
Nhị đầu
Tam mắt
Tứ tai
Ngũ lưng
Lục bụng
Thất vai
Bát cằm
Cửu với Chi Chi tùy nghi di tản các bác nhé, gọi thằng bạn vàng thì thầm cho thuộc rồi...chéo cánh bắt gà kakakakaka ( nhớ cho thuộc ko râu nọ chắp cằm kia lại lộn tùng phèo)


Nguồn gốc bài chắn, câu hỏi chưa có lời giải đáp lâu nay

"Đêm chưa ngủ nghe bạch thủ ù chi chì Lèo Tôm". Có thể nói từ khi làm quen và biết đánh chắn. Em ngày càng ít quan tâm đến phỏm các bác ạ. phần vì cước Ù của phỏm nhỏ và không thiên biến vạn hóa bằng chắn Đến nay đã chơi được gần 3000 ván mà vẫn thấy rất hồi hộp, tay run run mỗi khi chờ trì bạch thủ chi :p. Hôm nay tự dưng nổi hứng tò mò tìm xem lịch sử nguồn gốc của chắn như thế nào mà sao trò chơi này lại hấp dẫn vậy thì được thông tin này đây. Đúng là Nam nhi đại trượng phu thì phải biết đánh chắn các bác nhỉ ? :D

Nguồn gốc của bài Chắn là Tổ Tôm, đây là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ “Tụ Tam”, có nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa thường ít chơi. Tuy nhiên, bài Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do cách chơi và luật chơi của Tổ Tôm khá khó và rắc rối nên người xưa thường rất đề cao trò Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử.

>>>warpix.io

Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (Mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912). Trong số các quân bài này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh mang đậm nét của người Nhật. Tuy nhiên giải thích này có vẻ không được đúng lắm vì thực tế người Nhật không hề biết đến Chắn mà chỉ có người Việt chơi. 

Giữa năm 2002, một người Trung Quốc tên Vu Thục Quyên sinh trưởng ở Thiên Tân. Khi cho bà ấy xem bộ bài tổ tôm thì bà ấy nói rằng nhớ mang máng hồi nhỏ đã thấy trong phim ảnh Trung Quốc. Theo bà, có lẽ đây là bộ bài gốc từ miền nam Trung Quốc, thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông… Các trang phục của hình vẽ đó thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất, nhưng chính bà ấy lúc đầu cũng không đọc được các chữ Hán trên bộ bàị Cũng theo bà, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới làm bằng giấy cho tiện.

Bài Tổ Tôm có 120 quân gồm có 3 hàng Vạn, Văn, Sách. Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu “Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng”, bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

Từ thể loại bài Tổ Tôm phức tạp và rắc rối này, bài Chắn ra đời dựa trên sự đơn giản hóa có cải tiến từ bộ bài và luật chơi của Tổ Tôm. Đó chính là nguồn gốc bài Chắn – trò chơi dân gian rất được ưa chuộng này.

Như vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng bộ bài chắn là 1 biến thể của bài tổ tôm. Tổ tôm do người Trung Quốc , Nhật Bản hay do ông cha ta sáng tạo ra thì vẫn còn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên 2 cụ ông đang sát phạt trong hình thì chắc chắn là người Việt Nam các bác nhỉ ? ;))




40948104.jpg ​

Có bác nào có cao kiến gì về nguồn gốc của chắn thì vào chém hộ em cái ?

Một số kỹ năng chơi chắn các chắn thủ nên biết

:D
Chào các bạn! Hôm nay mình xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm đánh chắn của mình. Có gì không đúng mong các bạn góp ý gạch đá nhẹ nhàng 
[​IMG]
1. Đì
Trong môn đánh chắn,các chắn thủ thường truyền nhau câu nói :”nhất đì nhì ù”.Vậy thế nào là đì?
Trên thực tế việc trực tiếp đì trong đánh chắn thường chỉ thực hiện giữa người ngồi cánh trên với người ngồi dưới cánh.Ngoại trừ trường hợp khi chíu xa,đánh trả cửa thì có thể đì được nhà chéo hoặc trên cánh.
Thông thường,để đì nhà dưới cánh các chắn thủ thường đì bằng một cây chính chữ,một cây cùng hàng hoặc cây mà dưới cánh đã ăn cạ để dưới cánh không thể ăn được.Trường hợp dưới cánh tẩy đỏ,thì trên cánh cũng đì đỏ xuống khiến nhà dưới khó ăn hoặc ăn được cũng bị dính đỏ mà không bạch định được.
Có 1 cách đì gián tiếp nữa,trong trường hợp nhà chéo tẩy đỏ thì phải đánh cửu văn,bát văn xuống,tạo cơ hội cho nhà dưới đánh đỏ xuống đì nhà chéo.

2. Câu kéo
Câu là một kỹ năng không thể thiếu khi đánh chắn.Thông thường,nói đến câu,mọi người thường nghĩ ngay đến việc câu đỏ.Chẳng hạn bài có chắn chi chi,chắn bát sách,ba đầu cửu thì đánh cửu văn đi câu cửu vạn,cửu sách để chờ tám đỏ.Tương tự bài què cửu vạn,chi chi và 3 đầu bát thì đánh bát vạn đi để câu chi chi,cửu vạn mong kiếm ván lèo.Hoặc khi tẩy bạch định cũng vậy,có 3 đầu cửu đánh cửu sách đi hi vọng câu được cửu văn để phang nốt cửu vạn( trường hợp này phải lưu ý không được ăn cạ).Trên thực tế,hay sử dụng kỹ năng câu sẽ khiến đối thủ sẽ phải rất đắn đo khi bài ta tẩy bạch định thật,họ lại tưởng ta câu mà không dám đánh đỏ sang.

>>> play warpix.io
Nói chung đa số chắn thủ câu kéo chủ yếu những cây cước sắc.Nhưng trên thực tế,còn 1 dạng câu là câu chắn.Nhiều trận chắn bị nhà trên đì rất rát mà bài lại đói chắn thì phải tách 3 đầu ra đánh,nếu bị đì chính chữ thì chịu nhưng nếu đì cây cùng hàng thì đúng nước câu của mình.ví dụ: mình có 3 đầu tứ,xé tứ vạn ra đánh.nhà trên đì tứ văn hoặc tứ sách thì mình có thể ăn vào để thêm chắn.
Điều quan trọng là khi câu kéo phải để ý xem cách đánh của nhà trên cánh,gặp phải chiến sĩ toàn đì chính chữ thì khác nào “giăng câu trên đường nhựa”.

3. Gò bài 
Trong đánh chắn gò bài chỉ việc gò ép bài ù to nhất có thể.Cụ thể,một ván bài 3 hay 4 đỏ cũng có thể gò thành 8 đỏ hoặc bài có 3 đầu bát,3 đầu cửu cũng có thể gò thành bạch định.Những người chơi gò bài thường xác định là không ù thì thôi nhưng đã ù thì phải ra ù” Ba thương không bằng một đạp”.
Theo quan điểm riêng,đánh bài nên thuận theo bài,nếu thuận lợi thì gò còn không nhiều khi ham gò sẽ mất cơ hội ù,dẫn đến việc bị sái.
Chẳng hạn,bài có 5 chắn què 3,có 6 đỏ trên tay gồm chắn bát sách,chắn cửu sách và què chi chi,cửu vạn,ngũ sách(ngũ có thể xén được).Bốc lên cửu văn không ăn đợi ăn cửu sách,cửu vạn để chờ chi tám đỏ hoặc ăn chi chờ cửu 8 đỏ.
Hoặc bài 6 chắn què 3 tam vạn,nhị văn,thất văn.Lên tam văn không ăn đợi chạm thất để chờ tam sách lấy tôm.Những trường hợp này ae trong phường chắn gọi là “Cơm không ăn lại chờ cháo nấu”.

4. Tẩy đỏ hay tẩy bạch định
Với những trường hợp những con đỏ là cây què thì quá đơn giản rồi.Nhưng nếu những con đỏ ở trong cạ hoặc 3 đầu.Trước tiên phải xem xét thế bài xem có hợp lý để tẩy không.Bài hợp lý để tẩy cạ hoặc 3 đầu là những ván bài tương đối tròn què 1 hoặc què 3 là cùng.Thứ 2 là bài phải ít chắn,vì khi đánh cạ đi sẽ chỉ được ăn chắn.Nếu bài què nhiều 3 đầu thì càng thuận lợi.Với những người theo quan điểm đánh thiên về đì thì phải xem xét bài làng nữa,cắm đầu,cắm cổ để tẩy không khéo nhà dưới lại cho ván tám đỏ.Còn nếu nhà dưới cũng tẩy đỏ mình “tát nước theo mưa” thì quá ngon rồi.
Trong một số trường hợp đang tẩy có thể chuyển thành câu.Ví dụ: bài què chi,bát văn và 3 đầu cửu.Ban đầu đánh cửu sách đi,nếu thuận lợi ăn được cửu văn thì cho cả đám đi luôn.Nhưng nếu nhà trên đánh bát sách sang có thể ăn vào để chờ chi có lèo.Trường hợp này gọi là “chuyển chèo sang cải lương”
Phán đoán bài làng: quả thật việc xét bài người khác là vô cùng khó khăn vì mỗi người có một phong cách chơi khác nhau.Tôi chỉ xin nêu một vài phương pháp phán đoán mang tính khả năng cao chứ không dám chắc chắn.
Xét đoán bài nhiều hoặc ít chắn: nếu cây đầu mà thấy bạn chơi ăn cạ thì khả năng bài họ phải có ít nhất 4 chắn trở lên.Tuy cũng có những trường hợp tham
cây cước sắc nên 3 thậm chí 2 chắn họ cũng ăn cạ từ đầu.
Nếu trường hợp cứ ăn gì đánh nấy hoặc chọn cây chính chữ để ăn thường là bài đói chắn và cũng què ít.
Nếu một nhà tẩy bạch định mà nhà trên cánh không thấy đánh đì thậm chí ăn lại những cây đỏ thì nhà đó nhiều khả năng bài tám đỏ.
Những cây đầu bài thấy đánh những cây cước tôm đi như tam sách,tam vạn hay thất văn thì bài họ dễ có cơ tám đỏ hoặc chí ít cũng ôm lèo.
Tránh rúc rọ:Nên chờ những cây nhà trên đánh từ đầu hoặc cây họ ăn cạ.
Thường thì nếu thấy họ ăn cạ tam vạn,tam sách thì tốt nhất té thất đi hay họ ăn chi,ăn cạ cửu thì té bát đi cho lành.

Ngoài ra,khi quan sát những cây họ đánh,cây họ ăn cạ và dự đoán nếu bài họ chờ rồi thì những cây nào bốc lên không thấy gọi ù có thể loại trừ để phán đoán cây chờ ù của họ mà tìm cách chạy.

5. Một số tình huống cần lưu ý
Bài 5 chắn chờ chi 6 đỏ trên tay gồm chắn bát sách,chắn cửu sách,cạ cửu vạn,cửu văn và cây chi.Nếu nhà trên đánh hoặc bốc được cửu sách ăn vào đánh cửu văn đi => bài vẫn 5 chắn chờ chi tám đỏ lèo.Nếu lên cây cửu vạn cũng ăn vào đánh cửu sách đi=>bài vẫn 5 chắn chờ chi 2 lèo.
Ván bài bị treo tranh,trái vỉ vẫn phải cố gắng ù vì dù không được điểm nhưng sẽ không bị người khác ù làm mình thiệt hại mà nếu ván sau ù còn thêm được dịch thông.
Khi người chơi khác trả cửa cây bài chíu mà mình đã hết lượt ăn,nếu vòng sau lại lên cây đó thì vẫn được ăn bình thường.Ví dụ: mình ăn nhị vạn rồi đánh ra cây nhị văn,nhà chéo cánh chíu nhị văn rồi trả cửa cây cửu vạn,dù trên bài có cửu vạn mình cũng không được ăn(vì hết lượt).Đến vòng sau nhà trên đánh ra hoặc bốc lên cửu vạn thì vẫn được ăn bình thường(trường hợp này không tính vào lỗi bỏ ăn chắn)


Hướng dẫn cách chơi chắn và kỹ năng đánh chắn online

Đây là bài viết tổng hợp hướng dẫn học chơi chắn trực tuyến của một chắn thủ nhiều kinh nghiệm chơi chắn.

I. Sơ lược về Chắn học:

Nguồn gốc:Chắn do người Việt sáng tạo ra từ bài Tổ tôm bao gồm chắn bí tứ (chơi 4 người) và chắn bí ngũ (chơi 5 người). Là trò chơi yêu thích của cư dân Việt các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh…
Hiện nay,cách chơi chắn bí tứ là phổ thông nhất.( Tổ tôm và Chắn bí ngũ thường chỉ thấy các cụ già còn hay chơi).Bởi vì chơi chắn bí tứ đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.

Bộ bài chắn: Trước đây khi chơi chắn phải mua 1 bộ bài tổ tôm rồi bỏ bớt đi hàng yêu gồm lão,thang và hàng nhất gồm nhất vạn, nhất văn, nhất sách. Ngày nay, trên thị trường có bán bộ bài chắn có sẵn 100 quân bao gồm:


bo-bai-choi-chan.jpg
Hàng yêu ( Chi Chi ) x4 quân

Hàng nhị (nhị vạn, nhị sách, nhị văn) x4 quân

Hàng tam (tam vạn, tam sách, tam văn) x4 quân

Hàng tứ (tứ vạn, tứ sách, tứ văn) x4 quân

Hàng ngũ (ngũ vạn, ngũ sách, ngũ văn) x4 quân

Hàng lục (lục vạn, lục sách, lục văn) x4 quân

Hàng thất (thất vạn, thất sách,thất văn) x4 quân

Hàng Bát (bát vạn, bát sách,bát văn) x4 quân

Hàng cửu (cửu vạn, cửu sách, cửu văn) x4 quân

Trên các quân bài gồm phần chữ và phần hình ảnh. Phần chữ gồm 1 chữ thể hiện hàng ở phía bên phải,1 chữ thể hiện chất ở phía bên trái. Phần hình ảnh thể hiện các nhân vật,sự vật trong dân gian, ta thấy như có một xã hội thu nhỏ trong đó.

Để phân biệt các quân bài trong bộ chắn ngoài việc nhìn nhận bằng hình tượng mặt quân,còn phân biệt dựa theo chữ ở đầu mỗi quân bài.

Chữ ở bên phải thể hiện các hàng :


chan-hang.jpg 

- Chữ phía bên trái thể hiện các chất :
chat-van-van-sach.jpg 


Để tiện cho những bạn không biết chữ Trung Quốc những người chơi chắn thường truyền nhau câu khẩu quyết “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng” (phần nửa dưới chữ bên trái) để phân biệt cho dễ.

>>> warpix.io

II. Nguyên tắc chơi chắn:
Số lượng người chơi là 4 người (trong trường hợp thiếu người có thể chơi 2 hoặc 3 người).
Ban đầu,1 hoặc 2 người sẽ chia bộ bài thành 5 phần, bớt lại 5 quân để bắt cái. Thông thường người lớn tuổi nhất (kính lão đắc thọ) hoặc chủ bàn sẽ bắt cái đầu tiên bằng cách gộp 5 quân bài lẻ vào 1 phần bài bất kỳ để làm nọc.
Sau đó rút 1 quân từ nọc lật vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại. Cái được tính theo vòng từ trái sang phải theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 tính từ người cho cái.
Người được cái sẽ lấy phần bài vừa bốc cái rồi theo thứ tự các nhà sẽ lấy bài theo vòng như lúc bắt cái. Kể từ ván bài thứ 2 thì người ù ván bài trước sẽ bắt cái và 2 nhà 2 bên cánh sẽ chia bài.
Trường hợp, sau ván bài hòa thì người bắt cái sẽ là người tay dưới của nhà bắt cái ván trước.
Người thắng cuộc là người có bài ù và không vi phạm luật, sau khi ù người chơi phải xướng các cước có trên bài để tính điểm. Điểm sẽ được tính trên cở sở những cước người chơi xướng chứ không theo cước trên bài.

Khi xướng ù không đủ cước người chơi chỉ được ăn điểm theo những gì mình xướng. Nếu xướng thừa hoặc sai sẽ bị đền theo cước xướng.

Các nhà sẽ phải xếp bài thành các tổ hợp khác nhau như chắn, cạ, ba đầu…

*Chắn : là 1 tổ hợp gồm 2 quân bài giống hệt nhau cả về hàng và chất.

*Cạ : là tổ hợp của 2 quân bài giống nhau về hàng nhưng khác về chất.

*Ba đầu : là 3 quân bài cùng hàng nhưng khác chất.

*Quân lẻ (què): là quân bài thừa ra của chắn hoặc không ghép được với bất cứ quân nào để thành cạ.



huongdan_2.jpg
Ví dụ như trong hình trên: bài người chơi có 2 chắn (chắn tứ văn, chắn ngũ vạn); 1 cạ (cạ thất văn, thất sách) ; 3 ba đầu (ba đầu tam, ba đầu ngũ, ba đầu lục) và có 4 con què ( nhị sách, tứ vạn, bát sách, cửu vạn).

Người chơi sẽ dùng các kỹ thuật đánh bài, ăn bài, bốc nọc, chíu… sao cho tròn bài chỉ còn 1 quân lẻ (hoặc ba đầu) để chờ ù.

Có 2 dạng chờ ù là chờ bạch thủ (khi tròn bài có đúng 5 chắn,4 cạ và 1 quân bài lẻ) và chờ ù rộng (chờ 3 đầu hoặc bài đã có đủ 6 chắn và 1 quân lẻ). Khi chờ ù rộng chỉ cần bốc lên quân bài cùng hàng với quân lẻ nhưng chờ bạch thủ phải là quân cùng hàng, cùng chất (chính chữ) với quân chờ ù.

Khi đánh mỗi nhà sẽ cầm trên tay 19 quân bài, riêng nhà có cái 20 quân và sẽ là người đánh 1 quân đầu tiên. Các nhà tiếp theo sẽ ăn hoặc bốc tùy theo bài mình nhưng luôn duy trì bài của mình đủ 19 quân cho đến lúc ù. Khi 19 quân trên bài hợp với 1 quân bốc nọc thành 10 tổ hợp chắn,cạ trong đó có 6 chắn trở lên là bài được ù.

*Chú ý: Trong đánh chắn khác với đánh phỏm người chơi chỉ được ù quân bốc ra từ nọc không được ù cây “cửa trên” đánh ra trừ trường hợp “chíu ù” (Các khái niệm về cửa trên và chíu ù sẽ được mô tả bên dưới).

Mỗi người chơi sẽ có 2 cửa để ăn bài gồm cửa chì (bên tay phải) và cửa trên (bên tay trái).

Trường hợp chíu có thể ăn hoặc ù ở bất cứ cửa nào.

*Một số thuật ngữ cơ bản:

Cửa chì : là cửa của mình được ưu tiên ăn, cũng là nơi để đánh ra,mang tính chủ động. Cửa chì cũng là cửa được ưu tiên ù và cũng được tính thứ tự từ trái qua phải.

Cửa trên: là cửa chì của nhà trên cánh,chỉ được ăn khi nhà trên nhường hoặc đánh ra, mang tính bị động.

Bài nọc : gồm 23 quân dùng để bốc lên cửa chì khi không ăn được ở cửa trên. Lưu ý: quân bài nằm trên cùng của nọc sẽ không được tính.


Chíu : là trường hợp ưu tiên khi lên bài có 3 quân giống nhau cả về hàng và chất,nếu xuất hiện quân thứ 4 dù là bốc nọc hay bạn chơi đánh ra vẫn có thể chíu ăn hoặc chíu ù, lưu ý khi chíu ăn phải trả cửa về vị trí mình đã chíu và phải hạ cả 4 quân xuống mặt. Trường hợp chíu quân nhà trên cánh đánh ra thì vẫn đánh vào cửa chì của mình bình thường.

Chíu ù: giống như chíu nhưng quân chíu cũng chính là quân để ù.

Ăn bòn: trên bài có sẵn 1 chắn hạ xuống ăn thành 2 chắn giống nhau.

Ù bòn : giống như ăn bòn nhưng quân ăn bòn cũng chính là quân để ù.

Thiên khai : trên bài có sẵn 4 quân giống nhau cả về hàng và chất.

III. Các lỗi phạt trong đánh chắn:

Lỗi treo tranh: khi ù sẽ không được tính điểm.

*Chíu nhưng không trả cửa đúng vị trí.(thông thường được nhắc nhở ngay nên lỗi này ít khi mắc phải )

*Chíu xong đánh hết 1 vòng không hạ đủ cả 4 quân xuống mặt.

Vd: Có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng nhẽ phải hạ cả 3 quân xuống thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống để ăn thường.

*Khi ăn cây có thể hạ chắn xuống ăn mà lại hạ ăn cạ.

ví dụ: có chắn tứ văn và 1 quân tứ sách.Bốc lên quân tứ văn nếu hạ tứ sách xuống ăn là phạm lỗi treo tranh.(phải hạ tứ văn xuống ăn,rồi ghép tứ văn,tứ sách thành 1 cạ trên tay)

Lỗi trái vỉ : Khi ù không được tính điểm

*khi ăn 1 cạ về nguyên tắc phải đặt quân trên tay ở trên quân bài ăn. Nếu ngược lại đặt quân bài ăn ở trên quân bài hạ xuống là phạm lỗi trái vỉ.

Các cụ thường có câu treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền chính là các lỗi trên đây. Khi bị bắt lỗi người chơi vẫn tiếp tục được đánh hết ván bài, vẫn được ù.

Các lỗi bắt báo phải đền làng: 

1.Lỗi bỏ ăn chắn: nếu trước ăn được một quân nào đó để thành chắn mà không ăn, sau đó lại ăn quân đó thành chắn, cạ hoặc đánh chính quân đó đi.

2.Lỗi ăn chọn cạ: bỏ không ăn cạ một quân nào đó rồi lại ăn cạ quân đó hoặc quân cùng hàng với nó.

3.Lỗi đánh cả chắn: đánh bỏ cả 1 chắn đi.

4.Lỗi xé chắn : đánh bỏ 1 quân rồi sau lại ăn chắn đúng quân đó hoặc sau lại dùng quân đó ăn cạ.

5.Lỗi tách chắn ăn cạ : tách 1 chắn xuống ăn cạ rồi sau lại ăn hay ù hoặc đánh đi với quân còn lại.

6.Lỗi ăn chắn xé chắn : ăn 1 chắn nào đó rồi lại xé chắn đó đánh đi.

7.Lỗi ăn cạ đánh cạ: đánh bỏ cả 1 cạ đi sau đó lại ăn cạ khác và ngược lại.

8.Lỗi xé cạ ăn cạ : xé 1 cạ ra đánh rồi sau lại ăn cạ với quân còn lại.

9.Lỗi tách cạ ăn cạ: tách 1 cạ xuống ăn 1 cạ khác rồi sau lại ăn hay ù hoặc đánh đi với quân còn lại.

Ví dụ: có 1 cạ nhị sách,nhị vạn.Bốc lên nhj văn,hạ nhị sách xuống ăn.Sau đó bốc tiếp lên nhị văn hoặc nhị vạn lại hạ nốt nhị vạn xuống ăn hay ù hoặc là đánh nhị vạn đi.

Các lỗi trên khi bị bắt báo người chơi sẽ tạm dừng chơi đến hết ván và đền làng theo cước người ù ván đó.Nếu ván bài hòa thì cũng không mất gì. (Những lỗi này thường do nhâm lẫn, sơ ý).

10.Lỗi ăn cạ đổi chờ : Khi bài đã chờ ù thì không được phép ăn cạ để đổi chờ(lỗi này áp dụng theo quy định của từng địa phương).

11.Lỗi ù láo hay ù phá bài : hạ bài xuống ù mà không đủ yếu tố cân thiết để ù (thiếu chắn,bài vẫn què, ù không đúng quân chờ…)

12.Lỗi ù chi rộng: chờ ù chi khi trên bài đã đủ 6 chắn trở lên.Trường hợp lên bài chờ chi rộng luôn nếu chi lên ngay vẫn được ù nhưng nếu có thể đổi chờ được mà không đổi chờ, khi ù sẽ bị báo.

13.Lỗi bỏ ù: Trường hợp khi bài lên cây ù mà quên không ù khi đã bốc nọc cây tiếp theo thì sẽ không được ù nữa.Nếu vẫn cố tình ù thì sẽ bị báo.

Chú ý: Các lỗi ( 10, 11, 12,13) khi bị báo sẽ đền = tám đỏ 2 lèo (đây là những lỗi cố ý vi phạm).

14.Lỗi xướng sai : xướng thừa hoặc không đúng với những cước có trên bài. Lỗi này đền làng tương ứng với cước đã xướng.

Nếu khi chơi 1 nhà bị bắt báo sau đó người ù lại xướng sai. Trường hợp này sẽ phải đền cho 2 nhà chơi còn lại. Người bị báo đền theo bài ù còn người xướng sai đền theo cước xướng.

IV. Cước sắc trong chơi chắn:

Khi Ù, nếu bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền, điểm đặc biệt ấy gọi là “Cước”. Bạn cần ghi nhớ các cước bên dưới để biết cách xướng ù khi kết thúc ván chắn, điều này rất quan trọng đối với người mới học cách đánh chắn.

Ở Chắn Vạn Văn có đầy đủ các cước như ngoài đời, gồm có:

- Xuông: ù rộng và không có cước sắc gì.Trường hợp này có thể hạ bài và không cần xướng ,trong chắn vạn văn khi ù cũng đặt sẵn cước này.

- Thông : ù tiếp sau khi ván liền trước vừa ù .(Ván trước treo tranh,trái vỉ vẫn được xướng thông nhưng ù báo thì không được)

- Chì : ù tại cửa chì của mình.

- Thiên ù : ù khi lên bài đủ 10 tổ hợp chắn, cạ và có đủ ít nhất 6 chắn. Trường hợp này chỉ rơi vào người chơi nào có cái.

- Địa ù : ù quân bài nọc đầu tiên hoặc chíu địa ù quân bài người chơi khác đánh khi chưa bốc nọc. (nhiều nơi chỉ cho phép khi chưa qua vòng đầu tiên)

- Tôm : trên bài ù có bộ ba: tam vạn, tam sách, thất văn.(tối đa có 4 tôm)

- Lèo : trên bài ù có bộ ba: cửu vạn,bát sách,chi chi.(tối đa có 4 lèo)

- Bạch định : bài ù toàn quân đen.

- Tám đỏ : bài ù có đúng 8 quân đỏ.

- Kính tứ chi : bài ù có 4 con chi chi đỏ còn lại toàn quân đen.(trường hợp này khi ù được kèm thêm các dịch là lý do để có 4 con chi như chíu, thiên khai, ăn bòn)

- Thâp thành: bài ù có đủ 10 chắn.

- Thiên khai : bài ù khi lên bài có sẵn 4 quân giống nhau.

- Ăn bòn : bài ù có 1 chắn bất kỳ hạ xuống ăn thành 2 chắn giống nhau.

- Ù bòn : khi cây ù cũng chính là cây ăn bòn.

- Có chíu : bài ù có chíu.

- Chíu ù : khi cây ù cũng chính là cây chíu

- Bạch thủ ù chi:bài ù bạch thủ cây chi chi.(trên game chắn online là : bạch thủ chi)

- Hoa rơi cửa phật : bài ù chì bạch thủ quân nhị vạn khi trên chiếu ăn 1 chắn ngũ vạn. Xướng cước này thì không được xướng cước chì, bạch thủ nữa.

- Cá lội sân đình : bài ù chì bạch thủ quân bát vạn khi trên chiếu ăn 1 chắn ngũ vạn. Xướng cước này cũng không được xướng cước chì, bạch thủ nữa.

Khi làm game chắn chúng tôi đã tham khảo các cước sắc ở các vùng miền khác nhau và đưa ra các cước sắc phổ biến nhất với mọi người, các cước sắc sau không được hỗ trợ ở Chắn Vặn Văn:
- Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật
Khi ù, bài trên tay có chắn ngũ vạn (nhà lầu), chắn tứ vạn (hình cái xe), chì bạch thủ nhị vạn (hoa đào)
- Ngư ông bắt cá
Khi ù, bài trên tay có chắn chi chi (ngư ông), chắn ngũ sách (thuyền), chì bạch thủ bát vạn (cá)
- Cá vọt mạn thuyền (Dưới chiếu có ngũ thuyền, ù chì bạch thủ bát cá)
- Cuốc đất trồng hoa (Dưới chiếu có lục vạn (cầm cuốc), ù chì bạch thủ nhị hoa đào)

V. Cách tính điểm trong chắn:

Mỗi cước được quy định tương ứng với số “Điểm” và số “Dịch”

Khi ù đúng luật, dựa vào các cước xướng sẽ tính ra số điểm tổng, nhân tổng này với số điểm cược sẽ ra số điểm mỗi người thua phải mất cho người ù.

Điểm và dịch của cước mang tính địa phương, khi chơi chắn online trên chắn vạn văn qui định định về điểm và dịch theo hầu hết các địa phương ở miền bắc như sau:


cuoc.png


Chú ý: có thể nhớ đơn giản bằng cách với các cước có điểm >3 thì “dịch = điểm - 3” và với các cước có điểm <=3 thì “dịch = điểm - 2”

Việc nhớ về cách tính điểm và dịch sẽ giúp các bạn khá nhiều khi chơi chắn vạn vạn vì trong chắn vạn văn có chế độ chơi “Ù 4-11”. Đây là chế độ dành cho những người chơi kinh nghiệm và đã thành thạo hệ thống. Khi chọn chế độ chơi này, người Ù phải được ít nhất 4 điểm, nếu không đủ 4 điểm sẽ phải đền cho cả làng mỗi nhà 11 điểm. Khi không đủ 4 điểm mà được Ù, bạn có thể chọn Không Ù để đỡ bị đền và sẽ không được Ù nữa.

Điểm tổng được tính như sau:

+ Nếu chỉ xướng 1 cước thì điểm tổng = Điểm của cước đó

+ Nếu xướng nhiều cước thì điểm tổng = Điểm của cước có điểm lớn nhất + tổng số Dịch của các cước còn lại

VD: Chíu Ù ,Bạch thủ ,có 2 Tôm, có Lèo

Điểm tổng = Cước có điểm lớn nhất (Lèo: 5đ) + Dịch của Chíu Ù (1) + 2 x Dịch của Tôm(1) + Dịch của bạch thủ (1) = 9 điểm

Lưu ý các trường hợp sau được tính thêm điểm của Gà

Gà : Nếu chơi Gà thì điểm tổng được cộng thêm với số gà * số điểm cho mỗi gà (thường là 5 điểm)

Những cước sau được tính Gà:

- "Ù bòn bạch thủ" hoặc "ù bòn bạch thủ chi"

- Thập thành

- Kính tứ chi

- "Bạch định" hoặc "bạch định tôm" (Tùy chọn)

- "Tám đỏ" hoặc "Tám đỏ có lèo" (Tùy chọn)

- Bạch thủ chi (có nơi chơi có gà hoặc không gà)

- "Chì bạch thủ" (2 gà, hoặc 1 gà, tùy chọn)

Chú ý: Thông thường thì các bàn chơi chắn mặc định của chắn vạn văn được thiết lập ở chế độ: Ù bòn bạch thủ 1 gà, thập thành 1 gà, kính tứ chi 1 gà, bạch định 1 gà, tám đỏ 1 gà, bạch thủ chi 1 gà, chì bạch thủ 1 gà người chơi có thể thay đổi các chế độ về gà trong phần cài đặt bàn chơi nếu là chủ bàn. Các bạn có thể tham khảo link về các chế độ chơi trong chắn vạn văn.

VD: Chì bạch thủ chi, Tám đỏ, 2 lèo

Số gà = Tám đỏ + Chì Bạch thủ + Bạch thủ chi = 3 gà

Điểm tổng = Cước có điểm lớn nhất (Tám đỏ: 8) + Dịch chì(1) + Dịch Bạch thủ chi(3) + 2 * dịch Lèo (2) + điểm Gà ( 5 x 3 = 15 điểm) = 31 điểm

(Cách tính trên là cách tính với chế độ chơi thông thường về số gà )

Tham khảo chi tiết về luật chơi chắn